Khái niệm về Cao dược liệu – Chiết xuất dược liệu

Khái niệm về Cao dược liệu – Chiết xuất dược liệu
Cao dược liệu là chế phẩm được chiết bằng cách cô đặc hoặc sấy đến thể chất quy định các dịch chiết thu được từ dược liệu thực vật hay động vật với các dung môi thích hợp.
Các dược liệu trước khi chiết xuất được xử lý sơ bộ (sấy khô và chia nhỏ đến kích thước thích hợp). Đối với một số dược liệu đặc biệt có chứa men làm phân hủy hoạt chất cần phải diệt men trước khi đưa vào sử dụng bằng cách dùng hơi cồn sôi, hơi nước sôi hoặc bằng phương pháp thích hợp khác, tương tự, đối với dược liệu có chứa tinh dầu.

Nguyên liệu chiết xuất

Nguyên liệu dùng để chiết xuất có thể là những bộ phận của động vật, thực vật, khoáng vật hoặc vi sinh vật. Trong phạm vi của môn học, chúng tôi chỉ đề cập đến dược liệu là thực vật. Thực vật dùng để chiết xuất bao gồm các bộ phận của cây, đó là những bộ phận có thành phần phức tạp, không rõ ràng và kém ổn định, hàm lượng hoạt chất hay thay đổi vì phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: giống, loài, khí hậu, đất đai, điều kiện trồng trọt, bộ phận dùng, giai đoạn sinh trưởng, thời kỳ thu hái… và cách bảo quản.
Bộ phân dùng để chiết của cây có thể là: hoa, quả, hạt, thân, lá, rễ, vỏ, nhựa, phần trên mặt đất,… hoặc toàn cây. Dưới đây là một số ví dụ cụ thể:

    • Hoa: nụ hoa hòe (rutin), nụ hoa đinh hương (tinh dầu), hoa bưởi (tinh dầu)…
    • Quả: quả thuốc phiện (alcaloid), quả đại hồi (tinh dầu),…
    • Hạt:  Hạt mã tiền (strychnin), hạt sừng dê hoa vàng (glycosid tim)…
    • Thân:  Thân và rễ cây vàng đắng (berberin), thân rễ cây hoàng đằng (palmatin),…
    • Lá:  Lá dừa cạn (vinblastin, vincristin), lá cây thanh cao hoa vàng (artimisinin), lá trúc đào (neriolin)..
    • Rễ:  Rễ củ bình vôi (rotundin), rễ ba gạc (reserpin), rễ cây dây mật (retenon),…
    • Vỏ:  Vỏ (thân, cành, rễ) của cây canhkina (quinin), vỏ thân cây hoàng bá (berberin).
    • Phần trên mặt đất (thân, cành mang lá và hoa): cây cà lá xẻ (solasodin), cây hương nhu trắng (cất tinh dầu), cây bạc hà á (cất tinh dầu)…

Cao dược liệu - Chiết xuất dược liệu - Green Herbal

Phân loại các loại Cao dược liệu:

  1. Cao lỏng
    Ở dạng thể chất lỏng, sánh, mùi vị đặc trưng và màu sắc riêng của dược liệu.

    Nếu không có chỉ dẫn/đặc tính khác thì cao lỏng có quy ước 1ml cao lỏng tương ứng với 1gr dược liệu.
    Tỷ lệ chiết xuất thường từ 1:1, 2:1 đến 5:1 tùy loại dược liệu
    Dạng này dễ uống, dễ hấp thu, dễ đong đo, dễ hòa tan các chất khác, dễ chuyển dạng thuốc nước khác.
    Ít chịu ảnh hưởng của nhiệt độ tuy nhiên dễ bị lắng cặn, kết tủa.
    Cao lỏng thượng được sử dụng trong bào chế/sản xuất trong các ngành Dược, Dược mỹ phẩm, Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (thực phẩm chức năng)
  2. Cao đặc
    Có dạng dẻo thành từng khối hoặc đóng thành khuôn, được điểm không dính tay và có độ ẩm ≤ 10-15%

    Hàm lượng dung môi sử dụng còn lại trong cao không vượt quá 20%.
  3. Cao mềm hay còn gọi là Cao chảy
    Cao mềm (cao chảy) thường được bảo chế ở dạng sánh như mật ong, có độ ẩm từ ≤ 20 – 25% thường có màu đen hoặc nâu đen và có mùi vị đặt trưng nhất định.

    Dạng này dễ men mốc, khó đong đo vì không có quy chuẩn chung chiết xuất nhất định
    Được nấu theo phương pháp thủ công hoặc kết hợp với phương pháp hiện đại.
  4. Cao khô
    Là dạng bột khô, mịn và đồng nhất, dễ bay và khuếch tán trong không khí và rất dễ hút ẩm.
    Hàm lượng độ ẩm thấp hơn và không vượt quá 5% (ở phần lớn các loại cao)
    Có 2 loại Cao khô chính đó là Cao Định Tính và Cao Định Lượng.
    – Cao Định tính: dạng này có Tỷ lệ chiết xuất thường từ 1:1 đến 50:1 tùy loại dược liệu
    – Cao Định lượng: tỷ lệ hàm lượng hoạt chất chính thường từ 0,1% đến 95%
    Cao khô được sử dụng rộng rãi trong các ngành sản xuất Dược, Dược mỹ phẩm, Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (thực phẩm chức năng) ngoài ra một số loại cao khô còn được sử dụng trong ngành sản xuất bánh kẹo, nước giải khát.

Chiết xuất dược liệu hướng đến mục đích tạo ra các chế phẩm toàn phần. Chiết tách riêng các hoạt chất chính và giúp lấy các hoạt chất đó dưới các dạng khác nhau tùy thuộc vào phương pháp chiết tách. vd: dạng dung dịch (cao lỏng) hay dạng bột (cao khô)… Từ đó chúng ta thu được dược liệu dưới dạng tinh khiết nhất dùng để sản xuất thuốc và các sản phẩm khác như mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, bánh kẹo và cả nước giải khát… Trong việc sản xuất thuốc cũng như thực phẩm chức năng, các dạng này đóng vai trò quan trong và giúp chuyển dạng bào chế từ viên hoàn sang dạng viên nang cứng, nang mềm và viên nén một cách dễ dàng và đồng nhất đồng thời giúp cho dược liệu có tác dụng mạnh hơn, hấp thủ tốt hơn, nhanh hơn và đặc biệt là giảm tác dụng phụ không mong muốn của thảo dược.

Chiết xuất cao dược liệu giúp loại bỏ các tạp chất và các thành phần không cần thiết có trong dược liệu. Bởi hầu hết các loại thảo dược sau khi tiến hành thu hái, sơ chế bằng phơi khô hoặc sấy khô đều không tránh khỏi tạp chất, chẳng hạn như ẩm mốc, sâu mọt, bụi bẩn… Do vậy, việc chiết xuất dược liệu để thành sản cao dược liệu là khâu quan trọng sẽ giúp loại các thành phần không mong muốn này và nhằm đảm bảo chất lượng dược liệu ở mức tinh khiết nhất, phương pháp này còn giúp cho việc bảo quản và sử dụng dược liệu lâu dài, dễ dàng hơn trong việc vận chuyển và sản xuất.

Cao dược liệu - Chiết xuất dược liệu - Green HerbalPhương pháp chiết xuất dược liệu hiện đại so với truyền thống

  1. Phương pháp truyền thống thường được sử dụng trong dân gian từ xưa, ngày nay chung vẫn còn được sử dụng trong các bài thuốc cổ truyền, phương pháp này đơn giản nhưng mất rất nhiều thời gian và thu được sản phẩm không đồng nhất cả về chất lượng và số lượng. Phương pháp truyền thống thông dụng nhất đó là nấu dược liệu thô với nước trong thời gian dài cho đến khi thu được sản phẩm cô đặc như mong muốn.
  2. Phương pháp chiết xuất hiện đại có rất nhiều ưu điểm so với các phương pháp truyền thống. Đây là quá trình dùng dung môi tích hợp để hòa tan các chất, hợp chất tan có trong thảo dược. Sau đó chúng ta chọn lọc các chất, hợp chất tách ra khỏi những thành phần không cần thiết (gọi chung là tạp chất). Từ đó chúng ta thu được sản phẩm cao dược liệu ở các dạng mong muốn.
    Các nghiên cứu và đánh giá cho thấy lợi ích lớn mà phương pháp chiết xuất hiện đại mang lại:
  • Hàm lượng hoạt chất cao hơn
  • Loại bỏ hoàn toàn các tạp chất
  • Thời gian chiết xuất rút ngắn
  • Hiệu quả sử dụng cao hơn

Quy trình chiết xuất dược liệu:

  • Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu thô và dung môi
  • Bước 2: Phân loại và sơ chế nguyên liệu
  • Bước 3: Chiết xuất hoạt chất
  • Bước 4: Loại bỏ tạp chất không mong muốn
  • Bước 5: Cô đặc, đông khô
  • Bước 6: Xác định tỷ lệ và điểu chỉnh hàm lượng hoạt chất
  • Bước 6: Thu chế phẩm, đóng gói và bảo quản.

Thảo dược xung quanh chúng ta rất đa dạng cả về mặt số lượng và chất lượng, tuy nhiên thảo dược chất lượng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như như: Khâu trồng trọt, chăm sóc, thổ nhưỡng, khí hậu, thu hái đến sản xuất.

Những phương pháp chiết xuất dược liệu phổ biến hiện nay:

  1. Phương pháp chiết xuất bằng cồn
  2. Phương pháp chiết xuất bằng nước
  3. Phương pháp chiết xuất dược liệu bằng siêu âm
  4. Phương pháp chiết xuất bằng vi sóng
  5. Phương pháp chiết xuất saponin

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, quý khách nên tham khảo tư vấn từ bác sĩ và chuyên gia!

Xem thêm và thảo luận tại :tw  Fb